AZ BÁNH - Bánh Dân Gian Xưa Và Nay

AZ BÁNH CẦN THƠ

Sản phẩm bán chạy

Sản phẩm mới

Trang chủ

[tintuc]

 Vùng đất Nam Bộ có nhiều dân tộc cùng cộng cư (Việt, Hoa, Khmer, Chăm...), mỗi dân tộc cũng có vài chục loại bánh dân gian pha trộn với nhau qua nhiều thế kỷ. 

   - Người Hoa có bánh bao, bánh hẹ, bánh củ cải (quảy)

   - Người Khmer có bánh dứa (Ọm Chiết), bánh lá thốt nốt (Katum)

   - Người Chăm có hà nàm căn (bánh bông lan), đin pa gòn (bánh nếp ống tre), paicarah (bánh nghệ)

   Người Việt có bánh chuối, bánh ú, bánh bò... Các loại bánh dân dã này trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người dân Nam Bộ. 






Nói về giá trị của bánh dân gian Nam Bộ, soạn giả Nhâm Hùng, nhà biên soạn khảo cứu địa danh văn hóa Tây Nam Bộ chia sẻ:

 “Bánh dân gian Nam Bộ là món ăn dân dã, mộc mạc song có một giá trị, một chỗ đứng riêng trong văn hóa ẩm thực của các làng quê Nam Bộ. Được làm nên từ hạt lúa, củ khoai, củ mì... từ đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các loại bánh quê trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ của mỗi người con làng bánh, để rồi khi đi xa lại mang theo nỗi nhớ quê hương, nơi có từng làn hương quen thuộc vấn vương theo khói bếp, nơi có những ngày thơ dại ngồi tựa cửa chờ mẹ đi chợ về để được hít hà trong từng hương vị bánh quê”.

Được thắp truyền từ nghề làm bánh gia truyền của gia đình, niềm đam mê khi khám phá được cái đẹp, cái hay và muốn góp chút sức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực của quê mình, nghệ nhân Lý Thị Bích Hà người đồng sáng lập tiệm AZ Bánh, chỗ tập tành làm bánh, đến nay, chị Hà đã làm ra hơn 20 món bánh dân gian với mẫu mã, màu sắc đẹp hơn. Thế mạnh của buffet bánh dân gian là thực khách có thể ăn nhiều loại bánh mà không phải tốn nhiều tiền để mua như cách mua phần truyền thống.




Mời bạn đến với AZ Bánh để thưởng thức những hương vị đặc trưng của bánh dân gian tại AZ Bánh nhé! Liên hệ thông tin sau nếu bạn cần đặc trước:

Hotline: 0886.368.386


Fanpage: AZ BÁNH - Bánh Dân Gian Xưa Và Nay


Website: https://www.azbanh.com/


Địa chỉ: 124A, đường Mậu Thân nối dài, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

 ( Nguồn tham khảo: Quân Đội Nhân Dân)

[/tintuc]

[tintuc] 

Bánh dân gian Nam bộ là món ăn dùng ngoài hai bữa cơm chính hay còn được gọi là bửa xế, đây sẽ là bửa ăn nhẹ của ông bà ta ngày xưa, như một hình thức nạp thêm năng lượng để làm đồng.

 Tùy theo điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội mà mỗi vùng miền đều có những loại bánh khác nhau. Có những loại bánh dùng ăn no, ăn trong lúc lao động; có những loại bánh dùng hoặc ăn chơi, ăn tráng miệng nhằm bổ sung năng lượng cho hai bữa cơm chính. 

Bên cạnh đó, còn có những loại bánh dùng để cúng trong những dịp trọng đại, gọi là "bánh thiêng". Cụ thể như chè, xôi, bánh tét,… thường dùng trong các ngày lễ, Tết, hội hè, đình đám hoặc cúng tổ tiên và thánh thần (thường là Thần hoàng) ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.




Theo thời gian, bánh dân gian len lỏi từ miền quê sông nước đến hang cùng ngõ hẻm mọi đô thị, đã đi vào ký ức của nhiều thế hệ người Việt ở Sài Gòn hay các tỉnh, thành miền Tây.

 Bánh dân gian là một phần của ẩm thực đường phố Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á khác với tên tiếng Anh là "street food"; là điểm đến của các tour tuyến du lịch ngoài phong cảnh và công trình văn hóa. Ngày nay, bánh dân gian trước đây chỉ sử dụng trong cộng đồng, làng xã sau đó đã từng bước ra thị trường trong và ngoài nước.

Nói về giá trị của bánh dân gian Nam bộ, Tiến sĩ Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ:

 "Bánh dân gian Nam bộ là món ăn dân dã, mộc mạc song có một giá trị, một chỗ đứng riêng trong văn hóa ẩm thực của các làng quê Nam bộ. Được làm nên từ hạt lúa, củ khoai, củ mì… từ đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các loại bánh quê trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ của mỗi người con làng bánh, để rồi khi đi xa lại mang theo nỗi nhớ quê hương, nơi có từng làn hương quen thuộc vấn vương theo khói bếp, nơi có những ngày thơ dại ngồi tựa cửa chờ mẹ đi chợ về để được hít hà trong từng hương vị bánh quê…".

Tại AZ Bánh vẫn cố gắng giữ những giá trị truyền thông cho bánh dân gian Nam Bộ. Tại AZ Bánh có hơn 20 loại bánh được phục vụ mỗi ngày, hãy liên hệ ngay để thưởng thức nhé!

Thông tin liên hệ:
Hotline: 0886.368.386
Fanpage: AZ BÁNH - Bánh Dân Gian Xưa Và Nay
Website: https://www.azbanh.com/
Địa chỉ: 124A, đường Mậu Thân nối dài, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

                                                   (Nguồn tham khảo: Cổng thông tin điện tử Tỉnh Tiền Giang)

[/tintuc]


[tintuc] 

Bánh dân gian Nam bộ đã có từ lúc khai hoang mở đất. Người dân Nam bộ đã tận dụng môi trường tự nhiên và các nguồn nguyên liệu từ gạo, nếp, khoai, củ để chế biến thành những món bánh vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng. 

Lá mơ nguyên liệu làm nên bánh lá



Đối với người Nam bộ, bánh không chỉ dùng để ăn mà còn để giao lưu văn hóa. Hiện nay, Nam bộ có trên 100 loại bánh dân gian với nhiều hình thức chế biến khác nhau. Bánh có nhiều loại:

      - Ngọt, mặn, có nhân và không có nhân

      - Loại bánh gói, có loại bánh trần

      - Hình dáng từ tròn, dẹp, vuông, tháp đến hình trụ.


Bánh củ cải 

Phần lớn người dân Nam bộ rất thích rau, củ, quả, nhất là gia vị vốn có trong thiên nhiên, vừa là món ăn vừa là bài thuốc có lợi cho sức khỏe. 

Nét đặc trưng của bánh dân gian Nam bộ là món nào cũng làm bằng gạo, nếp, ngũ cốc hoặc bột gạo, bột nếp kèm với nhân, sau đó chế biến qua lửa (nấu, hấp, nướng) làm chín bánh.

 Bánh dân gian Nam bộ có nhiều loại nổi tiếng trên cả nước như:

  -  Bánh bò thốt nốt (An Giang)

  -  Bánh khéo (Bạc Liêu)

  -  Bánh dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc (Bến Tre)

  -  Bánh tét lá cẩm (Cần Thơ)

  -  Bánh lá (Hậu Giang)

  -  Bánh pía (Sóc Trăng)

  -  Bánh giá Gò Công (Tiền Giang)

  -  Bánh tét Trà Cuôn (Trà Vinh).

Lúc ban đầu, những chiếc bánh dân gian đầu tiên ra đời rất đơn sơ, mộc mạc. Hầu hết bánh được gói bằng lá chuối tươi, lá dừa, lá dong, lá tre, lá mật cật hoặc nắn trên lá mít, lá tre, lá lùn.

 Trước đây, muốn làm ra những chiếc bánh, ông cha ta phải xay lúa, xay nếp, giã gạo, nhồi bột, ép bánh, nắn bánh, nướng bánh, hấp bánh... 

Cùng là chiếc bánh lá dừa nhưng người dân Bến Tre lại gói bằng lá cà bắp; người Khmer Nam bộ gói bằng lá thốt nốt gọi là bánh cà tum. Hầu hết đều buộc bánh bằng dây lát, dây chuối hoặc lạt tre; nấu bánh bằng nồi đất, lò đất, chụm củi... Nhờ vậy mà khi thưởng thức, chúng ta mới khám phá được hương vị tự nhiên, màu sắc và nét tinh tế của từng loại bánh.



Nếu bạn muốn thưởng thức hương vị xưa, mộc mạc nhưng trọn vị, mời bạn đến với AZ Bánh. Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau: 

Thông tin liên hệ:
Hotline: 0886.368.386
Fanpage: AZ BÁNH - Bánh Dân Gian Xưa Và Nay
Website: https://www.azbanh.com/
Địa chỉ: 124A, đường Mậu Thân nối dài, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

                                                   (Nguồn tham khảo: Cổng thông tin điện tử Tỉnh Tiền Giang)

[/tintuc]

[tintuc] 

Nói đến ẩm thực Việt Nam, người ta thường nhớ đến những món ăn nổi tiếng như phở, bánh mì... thế nhưng các loại bánh đặc sản dân gian lại khiến du khách ăn một lần nhớ mãi. Những loại bánh mang tính truyền thống thơm ngon với nhiều hình dạng, hương vị đặc trưng ở mỗi vùng miền đã tạo nên một nền ẩm thực đa dạng, phong phú cho Miền Nam Bộ, Việt Nam chúng ta.

 1. Bánh cuốn ngọt




Khắp nơi ở miền Tây, ta có thể bắt gặp những thúng bánh cuốn ngọt được rao bán, từ chợ huyện hay bến phà. Bánh được làm từ bột gạo tráng mỏng và dai dai, bên trong là có thể là đậu xanh, dừa bào hay khoai môn thơm béo, được rắc lên trên là muối mè, muối đậu.

Tuy nhiên điểm đặc biệt tại AZ Bánh với món bánh này sẽ được chế biến với rất nhiều màu sắc tự nhiên, sặc sỡ không chỉ ngon miệng mà còn ngon mắt. Với những nguyên liệu màu sắc thiên nhiên đem đến hương vị thơm ngon tốt cho sức khỏe.

 2. Bánh tầm khoai mì



Bánh tằm khoai mì hay còn được gọi với cái tên khoai mì sợi là cái tên quen thuộc của người dân Nam Bộ, món bánh dân dã này gắn liền với tuổi thơ của người dân nơi đây. Bánh có hình dáng thon dài, nhiều màu sắc được làm từ nguyên liệu chính là khoai mì trộn với dừa sợi. Bánh được thưởng thức chung với mè rang, đường trắng và muối mè,....


3. Bánh lá mơ




Nhắc tới các loại bánh ở miền Tây, bánh lá mơ là loại bánh dân dã, mộc mạc được người dân vùng sông nước yêu thích. Bánh được làm từ các nguyên liệu chính như bột gạo, lá mơ, ăn cùng nước cốt dừa.

 Chỉ với ba thứ nguyên liệu tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại đòi hỏi rất nhiều tỉ mỉ, cẩn thận để làm. Bánh sau khi làm xong thường có màu xanh đậm lạ mắt, mỏng, dẹp và dài. Khi ăn, bánh có vị thơm béo, ngọt nhẹ, dẻo dai thường được kết hợp với nước cốt dừa.

Những món bánh đặc sắc mang trọn những hương vị của miền Nam Bộ, điểm đặc biệt của những món bánh này đều được chế biến từ những nguyên liệu dân dã. Tuy nhiên phải với bàn tay khéo léo mới cho ra món bánh ngon miệng, đẹp mắt.




Nếu bạn muốn thưởng thức lại những loại bánh quê, hãy liên hệ ngay cho AZ Bánh nhé! Luôn có bánh nóng phục vụ mỗi ngày đến quý thực khách với rất nhiều sự lựa chọn. 


Thông tin liên hệ:
Hotline: 0886.368.386
Fanpage: AZ BÁNH - Bánh Dân Gian Xưa Và Nay
Website: https://www.azbanh.com/
Địa chỉ: 124A, đường Mậu Thân nối dài, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ


(Nguồn tham khảo: Tạp chí Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)


[/tintuc]

[tintuc]

 Trong chế biến các loại Bánh dân gian Nam bộ, nguyên liệu chính không chỉ có bột nếp, bột gạo, mà có cả bột năng, bột báng, bột mì,... Biết đâu, mai này thị trường sẽ có thêm một chất bột nào khác nhập từ nước ngoài, lẽ nào ta không tiếp nhận?


Bánh củ cải AZ Bánh

Chè trôi nước AZ Bánh 

Phụ liệu, gia vị luôn là yếu tố góp phần quyết định cho chất lượng bánh ngon. Do đó, cần chấp nhận sử dụng chất liệu mới, lạ, có tác dụng kích thích khẩu vị: buổi đầu của bánh dân gian Nam Bộ đâu có bột vani, dầu chuối, thuốc tiêu mặn, bột nổi, bột khai..... Nhưng nhờ biết ứng dụng, các gia vị trở nên quen thuộc, nghe mùi là muốn ăn!

Thời hiện đại, nhiều loại bánh đòi hỏi phải có chút bơ, sữa, socola thì mới ngon. Ai ăn cái bánh sinh nhật mà không mường tượng đến bánh bông lan phát triển? Nó tổng hợp biết bao chất liệu: bột mì, trứng gà, bột nổi, đường cát, bột kem, bơ, sữa, cà phê, bột Vani.


Bánh tét Tứ Quý AZ bánh

 Ngắm nghía mẫu bánh, mới thấy bàn tay tài hoa của người thợ. Nào hoa văn, chữ viết, hình ảnh đủ sắc bằng chất liệu bột kem... Để thực hiện cái bánh sinh nhật ấy, người thợ phải tốn biết bao công sức, kỹ năng và cả đường nét nghệ thuật; sao cho cái bánh có nét thẩm mỹ về hình thức, hương vị luôn thơm ngon!

Trước sự ra đời của nhiều loại giấy nhựa, hộp nhựa, hộp xốp, bao, dây nilông.... Thời gian qua một số loại bánh dân gian Nam Bộ đã cho sử dụng kĩ thuật bao, gói, chứa, đựng. Nó vừa đẹp, tiện lợi, giảm chi phí, giảm công sức lại vừa phù hợp với thời đại công nghiệp có thể bảo quản lâu ngày.


Thực tế, quá trình hình thành các loại bánh dân gian Nam Bộ cũng chính là những nỗ lực phát triển cho bánh ngon hơn. Để bánh dân gian Nam Bộ kịp bước với thị trường, vẫn góp mặt trong gia đình - tất nhiên phải chấp nhận các yếu tố phát triển như: đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, phụ liệu, hương liệu, gia vị cải tiến mẫu mã, bao gối đẹp hơn. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ chế biến bánh bánh thông qua máy móc, thay dần thủ công để các loại bánh giảm giá thành, cung ứng được lượng lớn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tại AZ Bánh mặc dù sử dụng các loại đóng gói hiện đại nhưng vẫn cố gắng giữ những giá trị truyền thông cho bánh dân gian Nam Bộ. Tại AZ Bánh có hơn 20 loại bánh được phục vụ mỗi ngày, hãy liên hệ ngay để thưởng thức nhé!

Bánh mix nia AZ Bánh

Thông tin liên hệ!

(Nguồn tham khảo: Sách Tìm hiểu Bánh dân gian Nam Bộ, biên soạn: Nhâm Hùng).
  • [/tintuc]

[tintuc] 

Nam bộ có đến hàng tá thứ bánh dân gian, mà người ta vẫn quen gọi là bánh nhà quê. Không có một công thức chung cụ thể như bánh Tây, đường bao nhiêu, bột bao nhiêu, nhiệt độ thế nào… của bánh dân gian Nam bộ, chỉ công thức nằm lòng và các bà, các má cứ thế truyền đời này qua đời khác. 




Cũng từng đó công đoạn làm bánh, nhưng ngon dở tùy thuộc vào tay người làm. Và mỗi người có một bí quyết riêng, nhiều lần thất bại thì tự rút kinh nghiệm mà biết canh lửa, canh bột hay thêm chút gia vị này kia… Vì thế mà đơn cử như đòn bánh tét mỗi vùng mỗi khác, có người thích nếp màu xanh lá dứa, có chỗ dùng màu xanh rau ngót, cũng xanh mượt mà nhưng vị đậm đà khác nhau.




Bánh dân gian hay ở chỗ người ta cứ làm dần, thất bại vài lần tự khắc rút kinh nghiệm. Và theo thời gian, cũng cái bánh ít, đòn bánh tét hay ổ bánh bò, bánh da lợn… nhưng nghệ nhân biết cách biến tấu để chiều lòng khách. Bánh tét từ nhân ngọt, nhân mặn đến ngũ sắc; bánh da lợn từ ổ tròn biến tấu thành cuộn nhỏ hay pha thêm màu lá cẩm, màu gấc vào bột sẽ thành một phiên bản khác. 

Gần gũi như bánh ít, trong những đám cúng giỗ, các gia đình Nam bộ hầu như không thể thiếu. Nhưng mỗi nhà lại có công thức gia truyền khác nhau, có người thích vỏ bánh ngọt, chỗ lại thích nhân ngọt, có nhà lại thêm chút khoai môn cắt sợi vào bột để làm gân bánh, ăn nghe sần sật.



Cái bánh quê mộc mạc nhưng hay ở chỗ gói ghém trong đó là chút tình của bà, của má và cả một miền quê thanh bình nào đó, mà hễ ăn cái bánh ít, tét đòn bánh tét, người ta lại nhớ những nếp nhà, hồn quê.

Nếu bạn muốn thưởng thức lại những loại bánh quê, hãy liên hệ ngay cho AZ Bánh nhé! Luôn có bánh nóng phục vụ mỗi ngày đến quý thực khách. 

Thông tin liên hệ: 

[/tintuc]

[tintuc]


Một cái bánh, chén chè, gói xôi, miếng mứt, cục kẹo... thấy có vẻ gì rất bình thường, nhưng lại là nét đặc trưng văn hóa ẩm thực đối với cộng đồng, gia đình và con người Nam Bộ. Điều đó khẳng định bánh ở đây không chỉ đơn thuần là cái ăn theo nghĩa vật chất.




Hơn thế,  nó còn biểu hiện một nếp sống hết sức phong phú về tinh thần. Những hương vị đôi khi sẽ biến thành "thi vị" và từ những mẫu bột vô tri - bánh nghiễm nhiên thành giá trị, một phần không thể thiếu để nuôi lớn con người. Cho nên, ta có "bánh quê", "bánh chợ" và cả những loại "bánh tổ" "bánh thiêng".

Trên vùng đất Phương Nam: các dân tộc Việt - Khơme - Hoa - Châm, ngoài sự cộng cư, đoàn kết làng xóm, còn có sự chia sẻ ở từng nét văn hóa bánh tay nghề chế biến khéo léo trong từng dĩa cớm dẹp, miếng bánh gừng, đòn bánh tét, rồi cái bánh pía,... nhắc nhở mọi người về ý nghĩ giao thoa văn hóa, gắn bó keo sơn đã từ lâu đời.



Có dịp ôn lại quá khứ, mới cảm ơn vì chiếc bánh quê đã giúp nhiều thế hệ cha, ông ta no lòng trên muốn cày mở đất, đồng thời vững bước trên đường đấu tranh giữ đất.




Điều quan trọng nhất, xưa nay bánh đã đi vào đời sống, bánh là văn hóa, là kinh tế và là máu thịt của vùng đất Phương Nam. Truyền thống và thực tế ấy cũng chính là niềm tin và hy vọng của bao người, để những chiếc bánh dân gian Nam Bộ luôn được bảo tồn có hiệu quả và không phát triển ở những mai sau,.....

Liên hệ ngay với AZ Bánh để thưởng thức hương vị truyền thống nhé! Luôn có bánh nóng phục vụ mỗi ngày đến quý thực khách. 

Thông tin liên hệ: 

(Nguồn tham khảo: Sách Tìm hiểu Bánh dân gian Nam Bộ, biên soạn: Nhâm Hùng).

[/tintuc]


Liên Hệ Chúng Tôi