AZ BÁNH - Bánh Dân Gian Xưa Và Nay

Những Điều Thú Vị Trong Tên Gọi Của Bánh Dân Gian

Trang chủ

[tintuc] 

Chẳng ai biết từ bao giờ và từ đâu người ta lại có những cái tên gọi riêng cho từng loại bánh. Cũng không có ai là tác giả của các tên gọi, nó ra đời lớn lên theo từng bước trưởng thành mà dân gian cũng chính là tác giả của cái tên ấy! 

Tuy nhiên nếu chịu khó nghiền ngẫm sẽ thấy có vẻ như việc đặt tên bánh đều tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản:

Tên bánh cũng là tên của nguyên, phụ liệu làm nên chiếc bánh. Gọi bánh dừa (bánh nếp) vì nguyên liệu chính bằng nếp bên ngoài gói bằng lá dừa. Mang tên là chè đậu vì đậu là nguyên liệu chính.


Ngoài ra còn có nhiều loại bánh ai nghe qua cũng thấy khó hiểu như tên gọi, ‘bánh còng’, ‘bánh hỏi’,  ‘bánh khọt’ và một số loại bánh của người Hoa và người Khmer vài loại có tên bằng tiếng dân tộc, có khi pha với tiếng Việt như ‘bánh pía’, ‘mè láo’,.....

Cùng nghe qua vài cái tên bánh tiêu biểu để tìm hiểu:


Chè sôi nước hay được gọi là ‘chè trôi nước’:  người Nam Bộ kêu chè xôi nước vì viên chè nấu trong nồi nước đường đun sôi (xôi) Người vùng khác thì gọi là chè hoặc bánh ‘trôi nước’ vì viên chè được thả nấu, nổi trôi trong nồi nước đường đang sôi. 



Bánh bò:  Tên gọi này có từ ý nghĩa khi ủ men làm bánh bột sẽ nở dần bò lên miệng của tô, chén, nên dân gian đã gọi luôn là bánh bò. Cũng có ý kiến nói đây là loại bánh giao thoa văn hóa ẩm thực giữa người Việt và người Hoa, người Hoa gọi bánh bò là bánh ‘bái tán gảo’, tức bánh đường trắng





Bánh đúc: tên gọi như vậy do công đoạn đổ bột bánh nóng ra xửng, như một cái khuôn ‘đúc’ ra nguyên mẫu bánh lớn từ đó mới xắt ra các miếng nhỏ để ăn.




Bánh da lợn: Do bánh có nhiều lớp bột hấp chín khá dày, có độ dai như da heo (da lợn).






Bánh ít: Có lý giải theo truyền thuyết cho rằng do cô Út Ít con vua Hùng Vương làm ra để cân bằng với hai loại bánh lớn như là bánh chưng, bánh dày. Tên gọi ít là ít nếp, làm cái bánh nhỏ lại.





Bánh ướt: Kỹ thuật chế biến na ná như bánh tráng, nhưng lớp một bột tráng dày hơn. Và để ‘ướt’ mà ăn, khác với bánh tráng là phải phơi khô.




Bánh tét có hai cách lý giải, gọi bánh tét tức loại bánh làm để ăn tết lâu ngày, dân gian đọc trại thành ‘tét’. Một lý giải khác đây là một loại bánh khi ăn phải dùng dây cột ‘tét’ thành từng khoanh ăn liền ở bất cứ nơi đâu mà không cần dùng dao để cắt.










Nếu bạn muốn thưởng thức những loại bánh mang hương vị đặc trưng dân gian Nam Bộ đừng ngại ngần, hãy gọi ngay cho AZ Bánh để được thưởng thức hương vị thơm ngon của từng loại bánh nhé!


 Menu  phục vụ quý thực khách mỗi ngày được cập nhật liên tục!

Hoặc bạn cần được tư vấn và đặt trước, hãy liên hệ cho AZ Bánh qua thông tin sau: 


  Hotline: 0886.368.386

·      Fanpage: AZ BÁNH - Bánh Dân Gian Xưa Và Nay

·     Website: https://www.azbanh.com/

·      Địa chỉ: 124A, đường Mậu Thân nối dài, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ


(Nguồn tham khảo: Sách Tìm hiểu Bánh dân gian Nam Bộ, biên soạn: Nhâm Hùng).

 [/tintuc]








Có thể bạn quan tâm

Liên Hệ Chúng Tôi